Độ dày thang máng cáp bao nhiêu mới có thể mạ kẽm nhúng nóng?


Mạ kẽm nhúng nóng là phương pháp phổ biến nhất trong 3 phương pháp xử lý bề mặt máng cáp hiện nay. Thông thường, tại những nơi có điều kiện khí hậu khắc nghiệt như môi trường biển, môi trường nhiều axit, người ta thường mạ kẽm nhúng nóng để hạn chế khả năng thép bị oxy hóa. Vậy máng cáp có độ dày bao nhiêu mới có thể mạ kẽm nhúng nóng? Hãy cùng Thịnh Phát tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Phương pháp mạ kẽm nhúng nóng là gì?

mang-cap-ma-kem-nhung-nong

Máng cáp mạ kẽm nhúng nóng

Mạ kẽm là quá trình tạo một lớp bảo vệ bề mặt kim loại khỏi sự oxy hóa và mài mòn, từ đó giúp kim loại bền hơn và có tuổi thọ lâu hơn. Hiện nay có 3 phương pháp xử lí bề mặt máng cáp được sử dụng rộng rãi là mạ kẽm nhúng nóng, mạ kẽm điện phân và sơn tĩnh điện. Tuy nhiên, phương pháp mạ kẽm nhúng nóng là phương pháp phổ biến nhất.

Để mạ kẽm máng điện công nghiệp bằng phương pháp nhúng nóng, ta nhúng sản phẩm vào bể dung dịch kẽm nóng chảy. Phương pháp này khiến lớp bên ngoài của máng cáp sẽ được nấu chảy thành hợp kim với kẽm. Việc này không chỉ giúp phủ đều lớp kẽm lên bề mặt kim loại mà còn khiếp lớp kẽm khó bị bong tróc, giúp bảo vệ bề mặt kim loại nền vô cùng hiệu quả.

2. Máng cáp có độ dày bao nhiêu mới có thể mạ kẽm nhúng nóng?

Thông thường, thang máng cáp có độ dày từ 1.5mm trở lên mới được mạ kẽm nhúng nóng để đảm bảo độ bền cho sản phẩm.

Người ta sẽ chia độ dày lớp mạ kẽm nhúng nóng theo 2 cách: tiêu chuẩn ASTM A123/A 123M và tiêu chuẩn ASNZS 4680.

 

- Theo tiêu chuẩn ASTM A123/A 123M:

Độ dày chi tiết (t)

Chủng loại

Các loại thép hình

Vật liệu dạng ống

Dây điện

(mm)

(µm)

(µm)

(µm)

< 1.6

45

45

35

1.6 < t < 3.2

65

45

50

3.2 < t < 4.8

75

75

60

4.8 < t < 6.4

85

75

65

≥ 6.4

100

75

80

 

- Theo tiêu chuẩn ASNZS 4680:

Độ dày chi tiết  (t)

Độ dày lớp mạ cục bộ

Độ dày lớp mạ trung bình

Trọng lượng trung bình

(mm)

(µm)

(µm)

(g/m2)

< 1.5

35

45

320

1.5 < t < 3

45

55

390

3 < t < 6

55

70

500

> 6

70

85

600

>> Xem thêm: Link sản phẩm máng cáp Nam Hòa

>> Xem thêm: Link sản phẩm thang cáp Nam Hòa

 

3. Quy trình mạ kẽm nhúng nóng

thang-cap-ma-kem-nhung-nong

Thang cáp mạ kẽm nhúng nóng

Bước 1: Làm sạch bề mặt máng cáp

Máng đi cáp điện công nghiệp sau khi được hình thành có thể sẽ dính một lớp dầu cũng như có bụi bẩn trong quá trình lưu kho, vận chuyển. Công đoạn này vô cùng quan trọng vì kẽm không có khả năng bám vào được bề mặt máng cáp không sạch. Công việc chính của bước này là loại bỏ lớp dầu mỡ và tẩy rửa các cặn bẩn.

Để làm sạch, máng cáp phải được ngâm trong bể tẩy dầu mỡ hoặc dung dịch xút để loại bỏ các chất hữu cơ, bủi bẩn, dầu mỡ bám trên bề mặt. Sau quá trình tẩy, sản phẩm được rửa sạch bằng nước. Ngoài ra, việc sử dụng phương pháp điện phân để loại bỏ carbon bám trên bề mặt cũng khá phổ biến.

Bước 2: Nhúng trợ dung

Sau khi bề mặt máng cáp đã được làm sạch, chúng sẽ được tiến hành nhúng vào chất trợ dung để loại bỏ hoàn toàn lớp oxit đã được hình thành. Công đoạn này cũng giúp tạo ra lớp phủ bảo vệ để ngăn ngừa quá trình oxy hóa. Tiếp theo, máng cáp được sấy khô để chuẩn bị cho quá trình mạ.

Bước 3: Tiến hành mạ kẽm nhúng nóng

Phản ứng mạ kẽm xảy ra khi nhiệt độ đạt ở khoảng giữa 4540C và 4650C. Sau khi nhúng trợ dung, máng cáp sẽ được nhúng vào bể mạ kẽm. Kẽm nóng chảy làm ướt bề mặt máng cáp và phản ứng mạ kẽm sẽ xảy ra, tạo thành các lớp hợp kim kẽm. Khi nhiệt độ trong bể mạ kẽm đã đạt tới mức nóng chảy thì phản ứng mạ kẽm sẽ hoàn thành.

Sau đó máng cáp sẽ được tiến hành gạt xỉ trên bề mặt nóng chảy và kết hợp rung để loại bỏ kẽm thừa. Tiếp đó, nhúng sản phẩm vào dung dịch crom để tạo lớp bảo vệ cho bề mặt.

Lưu ý, trong quá trình mạ kẽm cần nhúng hoàn toàn kim loại vào bể để có lớp mạ đồng đều. Đồng thời phải căn chỉnh thời gian nhúng phù hợp với độ dày mong muốn của lớp mạ. Tránh trường hợp nhúng quá lâu khiến lớp mạ quá dày, giảm độ bám dính và không đảm bảo tính thẩm mỹ.

Bước 4: Làm nguội và kiểm tra thành phẩm

Sau khi mạ kẽm nhúng nóng, máng cáp mạ kẽm nhúng nóng được làm nguội bằng bể nước tràn để thành phẩm có độ bóng và đẹp nhất. Cuối cùng, quan sát bề mặt máng cáp và kiểm tra độ dày của lớp mạ kẽm để chắc chắn thành phẩm đạt yêu cầu và đáp ứng tiêu chuẩn TCVN/IEC.

Thịnh Phát là một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam chuyên sản xuất và cung cấp các loại thang máng cáp điện chất lượng cao với hệ thống máy móc hiện đại, được sản xuất theo dây chuyền khép kín.

 

may-cat-tole

 

Máy cắt tole

san-xuat-thang-mang-cap

Sản xuất thang máng cáp

 

Với kinh nghiệm hoạt động lâu năm cung cấp sản phẩm cho ngành công nghiệp phụ trợ, Nam Hòa có khả năng sản xuất và cung ứng nhanh, rút ngắn thời gian quy trình từ đặt đơn hàng đến giao hàng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho Quý khách hàng.